Chúc Khách một ngày vui vẻ và thành công trong công việc| Hôm nay là "28-04-24 " rồi nhé| RSS| THOÁT 
          
CHƯA CÓ BÀI MỚI TUẦN NÀY NHÉ!

500



 ÔN THI TN THPT 2017
 TRANG WEB LIÊN KẾT
ÔN TẬP HỌC  KỲ 1 

ĐĂNG NHẬP
Đăng nhập:
Mật khẩu:
 
 RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
MỖI NGÀY NÊN HỌC 

TIN TỨC & SỰ KIỆN
WEBSITE NỔI BẬT 

QUIZLET







CẢNH ĐẸP VIỆT NAM

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Trực tuyến 2
khách quí 2
Thành viên 0

Thành viên
Main » 2010 » Tháng 7 » 25 » Nhận xét về đề thi Đại Học Tiếng Anh 2010
2:16 PM
Nhận xét về đề thi Đại Học Tiếng Anh 2010
Vài nhận xét về đề thi tuyển sinh đại học tiếng Anh
Nguyễn Văn Tuấn

Nếu cần một bằng chứng về sự ảnh hưởng của Trung Quốc đến học đường Việt Nam trong thời kì hiện nay, thì đề thi tiếng Anh năm nay là một chứng từ khá rõ rệt.Nhưng điều đáng quan tâm hơn là đề thi này có khá nhiều vấn đề về cú pháp tiếng Anh …

Câu hỏi gồm 7 đoạn văn với 445 từ.  Nội dung câu hỏi có thể tóm lược như sau:

Truyện tranh của phương Tây chỉ làm cho người ta cười là chính, nhưng đoạn khác thì nói rằng truyện tranh của phương Tây mang màu sắc tuyên truyền chính trị, gây tác động lớn đến người dân Âu châu và Mĩ!Còn truyện tranh của Trung Quốc thì mang tính giáo dục công chúng, đặc biệt là dạy viết và đọc.Truyện tranh Trung Quốc nói về cuộc sống và phát ngôn của các nhân vật vĩ đại Trung Hoa, và qua đó mang chữ đến những người dân mù chữ hay bán mù chữ.Đến một đoạn cuối của đề thi, người soạn đề cho biết hồi nào đến giờ việc truyền bá kiến thức và văn hóa diễn ra theo hướng từ phương Tây đến phương Đông, nhưng ngày nay nhờ truyện tranh của Đài Loan, Hồng Kông và Singapore, sự "bất cân đối” đang dần dần được chỉnh sửa.

.

Try these silent sponges…(Photo courtesy of S Evans. Found in China)

Nếu đọc kĩ, có thể nói hầu như đoạn văn nào cũng có vấn đề.  Những vấn đề về nội dung, cú pháp, thậm chí văn phạm có thể tìm thấy trong bấtcứ đoạn văn nào. Không biết các bạn thì sao, chứ đứng trên quan điểm viết văn khoa học, tôi có thể nói rằng cấu trúc của toàn bộ bài văn (câu hỏi) không tốt, nội dung có phần sai lệch, và quan trọng hơn hết là tiếng Anh không chuẩn, thậm chí sai chính tả.

Chúng ta thử đọc qua vài đoạn để thấy nhận xét trên của tôi có cơ sở.

Về nội dung:
Có thể đặt vấn đề ngay từ câu đầu (""In the West, cartoons are used chiefly to make people laugh”).  Tôi không nghĩ tranh truyện của phương Tây chủ yếu làm cho người ta cười đâu.  Nói đến chủ yếu

(chiefly = almost entirely), tức là một cách định lượng trên 95% truyện tranh phương Tây chỉ pha trò thì chắc không đúng, bởi vì rất rất nhiều truyện tranh có nội dung nghiêm chỉnh (cũng có khi bạo động), nhất là truyện tranh dành cho trẻ em.  Nhưng điều quan trọng là sau câu văn mở đầu nói là truyện tranh phương Tây chỉ làm cho người ta cười, thì câu văn trong đoạn văn thứ hai lại viết truyện tranh phương Tây là có nội dung … tuyên truyền!  Ở phương Tây, người dân rất ghét "propaganda” (tuyên truyền).  Họ dùng truyện tranh và biếm họa để châm biếm, chứ không phải tuyên truyền.  Có lần kí giả Úc còn dám vẽ biếm họa với thủ tướng Úc như con chó xù của Tổng thống George W. Bush!

Một nội dung khác cũng buồn cười không kém là mâu thuẫn trong 2 đoạn văn.  Chẳng hạn như một đoạn văn đầu thì viết rằng truyện tranh phươngTây là tuyên truyền chính trị, nhưng đoạn văn phía dưới thì viết là truyện tranh Trung Quốc cũng giáo dục con người.  Điều lạ lùng ở câu văn này là tác giả vào đề bằng câu "Unlike most American and European cartoons …”!  Không tin?  Nguyên văn thế này:

"Unlike most American and European cartoons, however, many Chinese cartoon drawings in the past have also attempted to educate people, especially those who could not read and write.” (Không giống như phần lớn truyện tranh Mĩ và Âu châu, nhiều truyện tranh Trung Quốc trong quá khứ cũng cố gắng giáo dục công chúng, đặc biệt là những người không đọc và viết được). Đã "không giống” thì sao "cũng” được?


Chú ý chữ "also” (cũng).  Nếu also, thì người đọc hiểu là truyện tranh Trung Quốc cũng tuyên truyền chính trị!  Nhưng không, câu văn thứ 2 cho biết truyện tranh Trung Quốc mang tính giáo dục!  À, vậy truyện tranh phương Tây cũng mang tính giáo dục?  Thế thì một trong hai mệnh đề của đề thi này phải sai về ý nghĩa?

Có thể nói toàn bộ đề thi là những ý tưởng lôm côm, lặp đi lặp lại cứnhư là kinh kệ.  Để chứng minh cho nhận xét đó, tôi mời các bạn đọc 3câu văn sau đây chỉ nói đến một ý duy nhất là truyện tranh Trung Quốc có nội dung truyền bá tư tưởng của các nhà hiền triết Trung Hoa.  Câu đầu là "The cartoons themselves have thus served to illustrate the teachings of the Chinese sages in a very attractive way”.  Nhưng hình như tác giả sợ người đọc quên, nên phía dưới lại viết tiếp "In addition to commenting on serious political and social matters, Chinese cartoons have aimed at spreading the traditional Chinese thoughts and culture as widely as possible among the people.” Ngạc nhiên thay, tác giả vẫn chưa "tha” độc giả, nên "bồi” thêm một câu khác cũng y chang ý tưởng: "Thus, through cartoons, the thoughts and teachings of the old Chinese philosophers and sages …” Viết văn khoa học mà như thế này là bị từ chối ngay, bởi vì nó mang tính xem thường độc giả như là con nít, nên cứ lải nhải một ý tưởng làm mất thì giờ người đọc. Cũng xin chú ý cách dùng mạo từ sai văn phạm ở các câu văn này ("the teachings of the Chinese sages”, hay "the traditional Chinese thoughts and culture”)!

.Về cách hành văn:

Chỉ có thể nói là thiếu chuẩn mực và rườm rà.  Có câu văn phức tạp một cách không cần thiết.  Ví dụ như câu văn "Today, however, Chinese cartoons have an added part to play in spreading knowledge” có cụm từ "an added  part to play” vừa mù mờ, vừa – nói theo tiếng Anh là – distraction.  Ngay cả cụm từ "To play in spreading knowledge” tuy không sai về văn phạm, nhưng là
cách nói không chuẩn tiếng Anh, mà rất ư là … Việt Nam.  Ngoài ra, chữ however ở đây rất vô duyên, bởi vì nó chẳng có ý nghĩa transition từ đoạn văn trước nào cả.


Không có một câu văn nào để có thể nói là hay cả.  Vào đầu, câu văn "In the West, cartoons are used chiefly to make people laugh”, người soạn đề thi dùng trạng từ chiefly
là một ngạc nhiên.  Tôi đoán tác giả muốn nói rằng ở các nước phương
Tây, truyện tranh được sử dụng chủ yếu làm cho người ta cười.  Tiếng Anh
có nhiều trạng từ có nghĩa "chủ yếu”, như mainly, chiefly, primarily, largely, mostly, principally, first and foremost, v.v… nhưng nghĩa của chúng thì không hẳn giống nhau.  Từ điển tiếng Anh cho biết chiefly có nghĩa là "almost entirely” (tức là hầu như tất cả).  Bởi vì chiefly xuất phát từ chief (có nghĩa là sếp), nên ít được sử dụng hơn các từ khác.  Nếu tôi là người soạn tôi sẽ viết "In the West, cartoons are primarily used for entertainment”.

Câu văn sau thì hơi … lạ.  Tác giả viết "The important feature of all these cartoons is the joke and the element of surprise which is contained.”  Có 2 vấn đề ở đây.  Thứ nhất, người đọc kĩ sẽ hỏi "The feature” ở đây là feature gì, bởi vì trước đó chưa có nói đến feature nào cả!  Ngoài ra, "the element of surprise” là element nào, vì chưa có yếu tố nào được đề cập trước đó!  Thứ hai, về nội dung thì lặp lại ý của câu văn trước, tức là không cung cấp thêm thông tin nào cả.  Câu trước thì nói là làm cho người ta cười, câu hai thì nói đặc điểm quan trọng là làm trò cười.  Nói tóm lại, câu này có vấn đề về dùng mạo từ và ý nghĩa thì thiếu tính liên tục và không cho thêm thông tin.

Đến câu thứ ba "Even though it is very funny, a good cartoon is always based on close observation of a particular feature of life and usually has a serious purpose” thì hoàn toàn thừa, và không có cấu trúc logic.  Câu văn này cũng chẳng có cung cấp thêm thông tin nào.  Cách viết cũng không chuẩn: ở câu văn thứ 2 thì viết "The important feature”, nhưng câu thứ 3 thì "A particular feature”!  Câu văn này rất tiêu biểu cho cách viết của người Việt, tức là nhập 2 ý thành một ("is always based on close observation of a particular feature of life and usually has a serious purpose”), làm cho người đọc rất khó hiểu, chẳng biết tác giả muốn nói cái gì.  Thật vậy, người ta phải hỏi "a particular feature of life” là cái gì, và nó có liên quan gì đến "a serious purpose”?  Người ta cũng phải hỏi tại sao dùng "Even though” (ngay cả)?

Chúng ta thử đọc đoạn văn sau đây: "Until recently, the transfer of knowledge and culture has been overwhelmingly from the West to theEast and not vice versa. By means of cartoons, however, publishing

companies in Taiwan, Hong Kong and Singapore are now having success in correcting this imbalance between the East and the West.”  Thấy gì từ đoạn văn này?  Tôi phải hỏi làm sao có chuyện "transfer of culture” được?  Tôi chỉ nghe và biết có "Transmission of culture”, chứ không có nghe hay đọc "transfer of culture”.  Tuy nhiên, "transfer of knowledge” thì có.  Cách viết này cho thấy người soạn đề thi bất cẩn khi dùng từ và … lười biếng.  Lười biếng ở chỗ dùng danh từ transfer để nói đến cả hai đối tượng!  Từ lười biếng dẫn đến sai lầm hơi ngớ ngẩn.  Kế đến là câu "correcting this imbalance between the East and the West” là không rõ nghĩa, thậm chí sai.  Imbalance là mất cân đối.  Không rõ nghĩa vì đọc câu văn xong, người ta phải hỏi "this imbalance between the East and the West” là mất cân đối giữa Đông và Tây là mất cân đối về cái gì?  Câu đầu, tác giả đề cập đến xu hướngtrend chuyển gia kiến thức từ Tây sang Đông, mà xu hướng thì không đi với chữ imbalance được.  Tại sao câu đầu từ thứ tự là West rồi đến East, nhưng đến câu sau thì đảo ngược trật tự sang East rồi đến West.  Đây là một biểu hiện của sự bất cẩn khi soạn đề thi!


Because Americans know noses!

(Photo courtesy of John Stoehr. Found in Chinatown, San Francisco)
Có khi tác giả quên bỏ dấu phẩy, hay bỏ dấu không nhất quán.  Chẳng hạn như trong câu "Until recently, the transfer of knowledge …” tác giả bỏ dấu phẩy đúng chỗ (sau cụm từ mang tính thời gian until recently), nhưng đến câu "Nowadays cartoons are often used to make short”, tác giả … quên bỏ dấu phẩu sau chữ nowadays!  Một lỗi lầm khó chấp nhận, nhất là đây là một đề thi mang tính làm gương.

Thật ra, tôi có thể chỉ ra thêm khoảng chục vấn đề khác, nhưng thiết tưởng bao nhiêu đó cũng đủ để chứng minh rằng đề thi đã được soạn thiếu cẩn thận, không chuẩn về mặt tiếng Anh, mà nội dung thì cũng rất … lôm côm.  Điều ngạc nhiên là một đề thi mang tính giáo dục khách quan, nhưng lại hàm ý tuyên truyền cho … "nước lạ”.  Thật ra, nói vậy cũng không công bằng, vì sinh viên học sinh ta cần có kiến thức từ nhiều nguồn, và Trung Quốc là nước quan trọng để biết.  Nhưng với nội dung lệch lạc như thế tôi e rằng sẽ gieo một sự thiếu khách quan cho các em.  Ngoài ra, và cách hành văn kém chuẩn mực như thế thì thật là đáng tiếc.

"Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the questions from 31 to 40.

In the West, cartoons are used chiefly to make people laugh. The important feature of all these cartoons is the joke and the element of surprise which is contained. Even though it is very funny, a good cartoon is always based on close observation of a particular feature of life and usually has a serious purpose.

Cartoons in the West have been associated with political and social matters for many years. In wartime, for example, they proved to be anexcellent way of spreading propaganda. Nowadays cartoons are often used to make short, sharp comments on politics and governments as well as on a variety of social matters. In this way, the modern cartoon has become a very powerful force in influencing people in Europe and the United States. In this sense, many Chinese cartoons are different from Western cartoons in so far as they do not depend chiefly on telling jokes.

Often, there is nothing to laugh at when you see Chinese cartoons. This is not their primary aim. In addition to commenting on serious political and social matters, Chinese cartoons have aimed at spreading the
traditional Chinese thoughts and culture as widely as possible among the people.

Today, however, Chinese cartoons have an added part to play in spreading knowledge. They offer a very attractive and useful way of reaching people throughout the world, regardless of the particular country in which they live. Thus, through cartoons, the thoughts and teachings of the old Chinese philosophers and sages can now reach people who live in such countries as Britain, France, America, Japan, Malaysia

or Australia and who are unfamiliar with the Chinese culture.

Until recently, the transfer of knowledge and culture has been overwhelmingly from the West to the East and not vice versa. By means of cartoons, however, publishing companies in Taiwan, Hong Kong and

Singapore are now having success in correcting this imbalance between the East and the West.

Cartoons can overcome language barriers in all foreign countries. The vast increase in the popularity of these cartoons serves to illustrate the truth of Confucius’s famous saying ‘One picture is worth a thousand words.’ "
Category: Nhân vật và sự kiện | Views: 802 | Added by: dangthanhtam | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
avatar
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TIẾNG ANH -THẦY ĐẶNG THANH TÂM- THPT CHU VĂN AN-AN GIANG
Address: Phu My Town- Phu Tan District- An Giang Province -Vietnam
All Rights Reserved

We welcome feedback and comments at E-mail: tamlinhtoanbao@gmail.com 
Best viewed in Spread Firefox Affiliate Button with at least a 1024 x 768 screen resolution.

  vé máy bay    Listening