Bản chất của quá trình học tiếng Anh là học thuộc lòng các luật ngữ pháp, các cấu trúc câu, các từ vựng
và nghĩa của chúng. Như thế đủ thấy việc ghi nhớ trong quá trình học
ngoại ngữ là quan trọng đến như thế nào. Rất nhiều các bài nghiên cứu
cũng như từ điển đưa ra định nghĩa về “sự ghi nhớ” nhưng nhìn chung ghi
nhớ là một quá trình thiết lập hệ thống thông tin trong trí nhớ. Nhớ là
cố ý lưu giữ lại một điều gì đó trong não để khi cần thiết có thể phục
hồi lại từ ngữ, ý nghĩa, hình ảnh hoặc âm thanh....
Người
học tiếng Anh sử dụng sự ghi nhớ theo rất nhiều cách, từ việc học thuộc
ý cho đến việc chép lại bài nhiều lần. Almad, một sinh viên Ả Rập, đã
sử dụng sự ghi nhớ như một chiến lược học từ mới.
Anh tra trong từ điển các từ mới, viết chúng và nghĩa của chúng bằng
tiếng Ả Rập vào một quyển vở sau đó ghi nhớ nội dụng của quyển vở đó.
Kết quả là anh đã học được rất nhiều từ.
Mặc
dù vậy, điều này không có nghĩa là chúng ta tán đồng cách học thuộc
lòng như vẹt mà không hiểu gì. Ghi nhớ có hai cách: cách thứ nhất như
chúng tôi đã nói - học như vẹt. Người học có lẽ sẽ rất thuộc bài, sẽ
nói làu làu như cháo chảy nhưng khi được hỏi đến những vấn đề liên quan
thì không trả lời được. Hoặc chỉ cần quên một ý hay một câu trong bài
là họ sẽ quên hết cả bài đó. Cách ghi nhớ này hoàn toàn thụ động và quá
lệ thuộc vào từng câu từng chữ của bài. Tuy nhiên, cách nhớ thứ hai mà
chúng tôi muốn đề cập ở đây chính là một phương pháp học hiệu quả, nó
được rất nhiều sinh viên vận dụng như một chiến lược học tập của mình.
Phương
pháp này cũng gần giống như cách học thuộc lòng nhưng phải có sự hiểu
sâu về vấn đề được học đồng thời biết vận dụng nó một cách linh hoạt
vào trong giao tiếp. Người học phải biết ghi nhớ các điểm chính, các từ
chủ điểm và hiểu rằng mình đang học cái gì. Cách ghi nhớ này giúp cho
những thông tin cần thiết được lưu lại trong não một cách hệ thống và
được sử dụng có hiệu quả trong những ngữ cảnh phù hợp.
Ví
dụ khi đọc một bài báo, dịch hoặc nghe một bài khóa thì người sinh viên
giỏi sẽ biết chọn lựa và ghi chú các từ mới, cấu trúc mới sau đó sẽ lưu
giữ chúng trong đầu cho các lần vận dụng sau. Hầu hết sinh viên đều
công nhận rằng để ghi nhớ hiệu quả thì người học nhất thiết không được
học thuộc |
- Tiếng Anh trẻ em
- |
lòng
mà không hiểu gì. Đó phải là một quá trình chọn lọc một cách linh động,
sáng tạo có sự kết hợp và tương tác giữa kiến thức cũ và kiến thức mới.
Người học không được máy móc lệ thuộc y nguyên vào những gì đã được ghi
nhớ mà phải linh hoạt ứng dụng chúng vào từng trường hợp cụ thể. Ví dụ
khi đọc báo ta thấy một câu có chứa thành ngữ rất hay “We just pulled
your legs” (Chúng tôi chỉ trêu anh thôi mà). Những gì mà ta cần
nhớ ở đây là “pull sb’s legs” sau đó tùy từng trường hợp mà áp dụng. Ví
dụ: “Don’t worry, I am just pulling their legs” (Đừng lo lắng, tớ chỉ trêu họ một chút thôi mà).
Sau đây là một số lợi ích mà cách nhớ này mang lại cho người học tiếng Anh:
· Áp dụng được các từ, cụm từ, thành ngữ mới vào trong nói và viết.
· Sử dụng tiếng Anh một cách chính xác và hiệu quả.
· Có được sự phát âm chuẩn trong những cuộc đàm thoại hàng ngày.
· Có khả năng phản ứng nhanh với những tình huống quen thuộc.
· Diễn đạt ý tưởng rõ ràng trôi trảy, không bị ấp úng hay ngắt quãng giữa chừng
· Tự tin, tự nhiên, thu hút được sự chú ý của người nghe.
· Bài nói được chuẩn bị một cách kĩ càng do đó ngôn ngữ phát ra sẽ logic, chặt chẽ và hợp lý.
Có
thể nói ghi nhớ là một phương pháp học hiệu quả nếu biết áp dụng đúng
cách. Chúc bạn nhanh chóng làm chủ một vốn tiếng Anh phong phú, linh
hoạt và đa dạng!