TT - Bài viết "Nhốn nháo "săn” chứng chỉ ngoại ngữ” (Tuổi Trẻ 29-6) đã phản ánh trung thực hiện trạng chất lượng của sản phẩm giáo dục VN mà Bộ GD-ĐT đã và đang chỉ đạo từ bậc phổ thông đến đại học. Phần lớn các trường phổ thông bắt đầu dạy tiếng Anh, hoặc một ngoại ngữ khác, từ lớp 6. Một số ít trường đã bắt đầu dạy ngoại ngữ từ bậc tiểu học.
Các thầy cô dạy ngoại ngữ ở bậc phổ thông phải dạy đúng theo chương trình của bộ, từ chương trình lạc hậu cũ đến chương trình theo sách giáo khoa mới thay từ năm học 2005-2006, phải rất chật vật dồn
nén các nội dung kiến thức dạy nhanh trong mỗi tiết học để không cháy giáo án, thì không có thì giờ đâu để cho học sinh thực tập hai kỹ năng nghe và nói.
Do đó suốt bảy năm trời học tiếng Anh ở bậc phổ thông chỉ để làm bài thi trắc nghiệm "abc khoanh” mà thôi, tốt nghiệp rồi mà giao tiếp chả được gì, ngoại trừ những học sinh có khiếu và được đi học thêm ngoại ngữ ngoài giờ học trong trường. Lên bậc đại học, sinh viên tiếp tục học ngoại ngữ suốt bốn năm, nhưng đại bộ phận sinh viên tốt nghiệp rồi mà nói n
...
Xem thêm