ÔN THI TN THPT 2017 |
|
TRANG WEB LIÊN KẾT |
|
ÔN TẬP HỌC KỲ 1 |
|
ĐĂNG NHẬP |
|
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG |
MỖI NGÀY NÊN HỌC |
WEBSITE NỔI BẬT |
CẢNH ĐẸP VIỆT NAM |
|
THỐNG KÊ TRUY CẬP |
Thành viên |
Main » 2014 Tháng 3 20 » Bộ giáo dục là ai?
7:42 AM Bộ giáo dục là ai? | |
Chui vào túi bóng ..qua suối: "Bộ Giáo dục ở trên trời nên không biết chuyện này” (Tinmoi.vn) Vừa nhắc đến câu chuyện "chui vào túi ni lông ...để qua sông" ở bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên nhiều đại biểu quốc hội, chuyên gia giáo dục đã phải thốt lên: thật kỳ dị, kinh khủng, quá đáng sợ ... Trao đổi trên Infonet, bà Nguyễn Thị Khá, Ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, việc các cô giáo ở điểm trường Sam Lang bất chấp rủi ro, ngồi vào bao ni lông để qua sông thể hiện sự trách nhiệm với học sinh. Tuy nhiên, đây là chuyện kỳ dị, không hiểu sao ngành giáo dục đến bây giờ có có cảnh kỳ dị như vậy. "Tôi cho rằng vì tính mạng con người thì không thể đo được bằng tiền, việc làm cầu sẽ giúp bà con trong khu vực đó đi lại, chứ không thể để khu vực điểm trường của bản này thành ốc đảo được. Còn nhu cầu qua lại của người dân nữa, ví dụ như khi người dân bị bệnh cấp cứu hay người phụ nữ đi đẻ nếu không có cầu thì sẽ đi qua suối như thế nào? Tỉnh Điện Biên cần xem xét để có giải pháp phù hợp, không những cô giáo mà còn trẻ em, người dân sẽ đi bằng cách gì nếu không có cầu”, bà Khá nói. Trong cuộc trao đổi, bà Khá cũng đặt vấn đề: Việc này đã diễn ra bao lâu rồi, ngành giáo dục có biết vấn đề này không và địa phương có phản ánh lên cấp trên không? Kiến nghị bao nhiêu lần rồi, phòng giáo dục, sở giáo dục và tỉnh Điện Biên có biết việc này không, có giải pháp gì chưa?” Trong trường hợp các cô giáo đi qua suối như vậy xảy ra rủi ro thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm? "Để xảy ra sự việc này, xét về trách nhiệm quản lý thì do ngành giáo dục phải chịu, tôi không nói Bộ Giáo dục mà tôi nói ngành giáo dục mới đúng vì Bộ Giáo dục ông ấy ở trên trời nên không biết chuyện này. Trước hết là phòng giáo dục của huyện đã phản ánh việc này chưa, đề xuất chưa, kiến nghị chưa? Nếu đã nhiều lần kiến nghị mà không được giải quyết thì khi xảy ra vấn đề gì đối với các cô giáo này thì chắc chắn phải tôn vinh họ. Nhưng vấn đề vinh danh là cái cuối cùng, chứ không ai muốn hy sinh tính mạng của mình để đợi vinh danh cả”, bà Khá nhấn mạnh. Đồng tâm trạng, PGS Văn Như Cương cũng phải thốt lên: "thật kinh khủng, quá đáng sợ, quá thương cho cô giáo, học sinh Sam Lang” khi nhắc đến câu chuyện "chui vào ni lông …để qua sông”. Đề cập đến trách nhiệm của cơ quan quản lý trong vấn đề này, ông Cương cho rằng, lẽ ra chuyện hệ trọng như thế này phải biết sớm hơn để giải quyết, chứ không thể đợi báo chí phản ánh lãnh đạo, cấp chính quyền mới vào cuộc. Phải chăng đến lúc "mất bò mới lo làm chuồng”? Chung bức xúc, GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội "chất vấn” trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải và các bộ ngành liên quan. " Không thể tin rằng ở thế kỷ 21 này, tại một nước cả xã hội hết sức quan tâm tới giáo dục; Đảng và Nhà nước cũng tuyên bố Giáo dục là quốc sách hàng đầu, dành 20% vốn ngân sách đầu tư mà lại để xảy ra tình trạng như thế, thì thật không thể chấp nhận. Làm sao có thể để học sinh và giáo viên phải chịu những nguy hiểm như thế được. Dù chúng ta không có nhiều tiền nhưng bấy lâu nay, nhà nước có đủ những chính sách phát triển các vùng khó khăn. Lần lượt, những chương trình phát triển kinh tế xã hội tại các vũng đặc biệt khó khăn đều đã triển khai như: 134, 135, 120… Vậy tiền của đi đâu? Liệu Bộ GT-VT có biết hay không?”. M.H (tổng hợp)
| |
|
Total comments: 0 | |