ÔN THI TN THPT 2017 |
|
TRANG WEB LIÊN KẾT |
|
ÔN TẬP HỌC KỲ 1 |
|
ĐĂNG NHẬP |
|
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG |
MỖI NGÀY NÊN HỌC |
WEBSITE NỔI BẬT |
CẢNH ĐẸP VIỆT NAM |
|
THỐNG KÊ TRUY CẬP |
Thành viên |
6:11 AM Trầm cảm trước kỳ thi đại học | ||
Trầm cảm trước kỳ thi đại học
Gia đình đã đưa em đến với chuyên gia tâm lý của Trường Sĩ quan Lục quân 2 (Đồng Nai), chuyên gia xác định Thúy bị trầm cảm giai đoạn đầu và yêu cầu gia đình nhanh chóng cho cháu đi điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2.Mấy ngày trong cuối tháng 3, đầu tháng 4 này, các chuyên gia tâm lý cũng tiếp một số phụ huynh khác phàn nàn về những biểu hiện của con mình, các dấu hiệu bất thường như mất ngủ, nói năng lảm nhảm, đau nhức cơ thể… Nguyễn Hoàng Anh ( lớp 12 ởBiên Hòa, Đồng Nai ) tâm sự: "Từ cuối tháng 3 khi biết được các môn thitốt nghiệp cháu liên tục phải giành thời gian để củng cố những môn họcmà trước đây cháu không hề để ý đến và cho rằng đó là môn phụ. Cháu rấtlo lắng không biết có thể vượt qua được kỳ thi này không?”.Theo các chuyên gia, hiện tượng nhiều học sinh bị áp lực trước kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh cao đẳng, đại học không phải là hiếm. Các em thường có biểu hiện như: lo lắng, căng thẳng, rối loạn tư duy, cảm xúc, thậm chí có trường hợp rơi vào trạng thái hoảng loạn, trầm cảm, không kiểm soát được hành vi…Một số học sinh quá lo lắng vì bản thân xác định khó vượt qua. Có trường hợp học sinh trong nhiều năm đều đạt danh hiệu học sinh giỏi và khá nhưng lại thi trượt tốt nghiệp và hậu quả phải bỏ nhà ra đi… Ngoài khối lượng kiến thứclớn, chính sức ép gia đình cũng khiến các em căng thẳng. Có phụ huynhra điều kiện "nếu thi đỗ tốt nghiệp, cha mẹ sẽ cho con thi vào bất kìtrường nào con thích”, hoặc "thi tốt nghiệp không khó khăn gì đừng quá bận tâm, hãy chú tâm vào kỳ thi đại học…”. Tuy nhiên, họ lại không biết được khả năng của con mình đến đâu, có thể các em không thể vượt qua kỳ thi tốt nghiệp thì sao. Như vậy vô hình chung phụ huynh đang tạo áp lực lớn cho con, điều đó làm cho các em phải chịu sức ép, trạng thái thần kinh luôn ở mức độ cực trị, sự hưng phấn thay bằng quá trình ức chế, thậm chí hậu quả nhiều em chán nản bỏ thi… Với nhiều gia đình, tưtưởng "con mình nhất định phải thi đỗ đại học” cũng là gánh nặng lên cácbạn trẻ. Có gia đình trong nhà anh chị đều có bằng đại học thì nhấtđịnh con út cũng phải có theo, lý do hết sức đơn giản của phụ huynh là"cả nhà phải phổ cập đại học”. Hoặc có bạn trẻ trầm cảm vì bị gia đình ép buộc làm theo ý muốn. Các chuyên gia tâm lý của Trường Sĩ quan Lục quân 2 mới đây gặp trường hợp em Nguyễn Văn Bình (Cẩm Thủy, Thanh Hóa ). Cha mẹ đều là công chức nhà nước, bản thân em sức khỏe hạn chế, chỉ thích nghề sư phạm nhưng mùa thi đại học năm nay em đã bị cha mẹ áp đặt phải làm hồ sơ thi đại học Giao Thông vận tải. Chính vì điều này thời gian qua Bình không tập trung học tập, luôn tỏ ra chán nản, thậm chí có lúc còn mất phương hướng…tìm cách phản ứng lại ý kiến của gia đình.Để giảm áp lực cho các sĩ tử, các chuyên gia tâm lý khuyên cần tiến hành đồng thời một số biện pháp sau: - Cha mẹ nên thường xuyên chia sẻ những khó khăn mà con mình đang vấp phải. Kịp thời điều chỉnh về thời gian cũng như khối lượng kiến thức, cùng với nhà trường tạo điều kiện để các em học sinh có thể củng cố lại những kiến thức đã học, khắc phục lại tình trạng rỗng kiến thức. Đừng tạo cho các em những áp lực mà hãy giúp các em niềm tin vào khả năng của mình. - Tránh ép buộc các em học quá nhiều, dẫn đến quá tải, nên kết hợp các hình thức giải trí, vui chơi để có thể tạo hứng thú học tập, bên cạnh đó luôn quan tâm giúp đỡ, theo dõi và điều chỉnh cường độ học tập làm sao phù hợp nhất, không nên học quá khuya, quên ăn, quên ngủ... - Nếu có những biểu hiện về rối loạn bất thường hãy đưa đến các chuyên gia tâm lý hoặc các bệnh viện để được các nhà tư vấn, các bác sĩ tìm cách tháo gỡ hoặc điều trị kịp thời.Trong việc chọn trường, cha mẹ hãy cùng các em học sinh chia sẻ để tìm hiểu về ngành nghề mà con mình sẽ học. Căn cứ vào năng khiếu, năng lực thực tế của học sinh để có thể lựa chọn một trường phù hợp. Không nên áp đặt tư duy "phải thi đỗ đại học”, có thể giúp con lựa chọn các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp mà con mình yêu thích. tâm lý học Trường sĩ quan Lục quân 2 . | ||
|
Total comments: 0 | |