Chúc Khách một ngày vui vẻ và thành công trong công việc| Hôm nay là "21-01-25 " rồi nhé| RSS| THOÁT 
          
CHƯA CÓ BÀI MỚI TUẦN NÀY NHÉ!

500



 ÔN THI TN THPT 2017
 TRANG WEB LIÊN KẾT
ÔN TẬP HỌC  KỲ 1 

ĐĂNG NHẬP
 RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
MỖI NGÀY NÊN HỌC 

TIN TỨC & SỰ KIỆN
WEBSITE NỔI BẬT 

QUIZLET







CẢNH ĐẸP VIỆT NAM

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Trực tuyến 1
khách quí 1
Thành viên 0

Thành viên
TRANG CHỦ » Phương pháp dạy & học
« 1 2 3 4 5 6

Nghệ thuật đặt câu hỏi là một trong những kỹ năng cơ bản của giáo viên trong quá trình dạy học. Tri thức và nhận thức được coi là động lực bên trong của mỗi người học. Vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên là khám phá nhận biết và tri thức tiềm ẩn của người học để giúp họ đạt được tới những mức độ cao hơn.

Nghệ thuật hỏi không chỉ cung cấp kiến thức mà còn giúp người học liên kết khái niệm, suy luận, tăng khả năng nhận thức, kích thích óc sáng tạo và trí tưởng tượng, trợ giúp tư duy phân tích và giúp người học khám phá những cấp độ sâu hơn về sự hiểu biết, suy nghĩ và trí tuệ. Sau đây chúng tôi xin đưa ra 5 loại câu hỏi cơ bản mà giáo viên thường sử dụng trong dạy học. Tùy thuộc vào mục đích bài học, trình độ học sinh cũng như những hoàn cảnh khác nhau, mức độ sử dụng các loại câu hỏi có thể khác nhau.

1.Câu hỏi dựa vào sự thực (Factual)

Đây là những câu hỏi khá đơn giản, câu trả lời đưa ra dựa vào những kiến thức hiển nhiên. Những câu này thường dựa vào mức tri thức và tình cảm thấp nhất và câu trả lời thường được xác định rõ là đúng hay sai.

Ví dụ: Name the Shakespeare play about the Prince of
Denmark? (Hãy nêu tên vở kịch của Shakespeare nói

về Hoàng tử Đan Mạch)

2. Dạng câu hỏi quy nạp (Convergent)

Câu trả lời của những câu hỏi này thường ở mức độ chính xác có thể ... Xem thêm

Category: Phương pháp dạy & học | Views: 718 | Added by: dangthanhtam | Date: 16-09-09

Khi chữa bài kiểm tra hay bài tập về nhà, giáo viên thường chỉ ngồi ở chỗ dành cho mình trên bục giảng, hỏi học viên đáp án và nói cho họ biết họ đã làm đúng hay sai. Tuy nhiên, trong phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm thì đây lại là một bước quan trọng mà giáo viên có thể tận dụng để tổ chức nhiều hoạt động bổ ích hơn là chỉ đưa ra đáp án.

Tại sao giáo viên cần chữa bài?

Giáo viên ngoại ngữ thường phải dành khá nhiều thời gian cho việc chữa bài khi học viên làm xong bài kiểm tra hay bài tập về nhà là bởi việc này giúp học viên:

v Biết rằng họ đã hiểu đúng hay sai những gì đã học trước khi tiếp thu những kiến thức mới.

v Thường xuyên được tiếp cận với những cách sử dụng ngôn ngữ đúng đắn và chính xác.

v Suy nghĩ tại sao đó lại là câu trả lời đúng hay làm cách nào để tìm ra đáp án chính xác cho một câu hỏi bất kỳ.

v Có những nguồn tham khảo tin cậy về mặt ngôn ngữ mà họ có thể dùng ngay cả khi đã kết thúc khoá học.

v Những học viên khá có thể củng cố lại những kiến thức đã học và những học viên yếu hơn có thể tiếp thu những kiến thức mới từ câu trả lời.

v Có cảm giác thoả mãn sau khi dành thời gian thảo luận và chia sẻ thông tin cùng các bạn trong nhóm.

Trong giờ trả và chữa bài kiểm tra, học sinh chỉ chú ý đến điểm số chứ không mấy khi để ý tới nguyên nhân mà họ trả lời sai. Như ... Xem thêm

Category: Phương pháp dạy & học | Views: 836 | Date: 27-08-09

Mắc lỗi là điều không thể tránh khỏi trong quá trình học ngoại ngữ. Nhiêm vụ của người giáo viên không chỉ là cung cấp tri thức mới cho học viên mà còn giúp họ chữa lỗi một cách hiệu quả nhất. Nhưng khi nào nên chữa lỗi và chữa như thế nào lại không phải là một vấn đề đơn giản.

Trong quá trình học ngoại ngữ, có một số lỗi cơ bản mà người học thường xuyên mắc phải. Đó là lỗi về ngữ pháp (dùng sai thì, dùng sai giới từ...), lỗi từ vựng (dùng sai ngữ cảnh, dùng sai thành ngữ...), lỗi phát âm (lỗi phát âm cơ bản, lỗi trọng âm từ, trọng âm câu), lỗi viết (ngữ pháp, chính tả…) Quan điểm truyền thống cho rằng mắc lỗi là một vấn đề nghiêm trọng. Sinh viên nào mắc lỗi thường bị cho là kém năng lực và thường nhận được cái nhìn tiêu cực từ phía giáo viên và bạn bè. Ngược lại, những quan điểm giáo dục hiện đại lại cho rằng lỗi là một phần tất yếu của quá trình học. Sinh viên không thể không mắc lỗi và chỉ có mắc lỗi sinh viên mới có thể tiến bộ.
Trong bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu một phương pháp chữa lỗi mới đang được áp dụng rộng rãi trong giảng dạy tại các trường đại học trên thế giới.
1) Lỗi trong hoạt động nói (oral mistakes).
Đối với những lỗi mắc phải trong hoạt động nói thì có hai trường phái ý kiến.
· Trường phái đầu tiên cho rằng chữa lỗi trong hoạt động nói là ... Xem thêm

Category: Phương pháp dạy & học | Views: 882 | Added by: dangthanhtam | Date: 08-08-09

Giáo viên nên làm gì để giúp đỡ những học viên yếu kém?



Trong quá trình giảng dạy, giáo viên ít khi mong muốn có những học viên cá biệt trong lớp học của mình. Tuy nhiên rất khó tránh những trường hợp với học viên mà giáo viên cần có cách xử lý khéo léo và tế nhị. Dưới đây là 12 bước giáo viên có thể áp dụng để hỗ trợ các học viên cá biệt.

1. Nhận biết sớm những nhược điểm của học viên và có phương pháp để khắc phục. Giáo viên phát hiện những nhược điểm này thông qua các bài kiểm tra và các buổi phỏng vấn vào những tuần đầu của khóa học.
2. Rất nhiều học viên trốn tránh, không thừa nhận những khuyết điểm của mình. Họ thường nói với giáo viên: “Thưa thầy/ cô, không có vấn đề gì đâu ạ” mặc dù có thể họ không hiểu bài, hoặc chưa hiểu hết những kiến thức mà giáo viên truyền đạt. Lúc này, giáo viên cần chú ý theo dõi phản ứng của học viên để quyết định có nên giảng lại bài hay không.
3. Khuyến khích học viên phát biểu những khúc mắc cá nhân và nhận ra những lý do và cách giải quyết vấn đề đó. Không để học viên đánh giá thấp những vấn đề này. Giáo viên phải phân tích những nhược điểm của học viên. Trên thực tê, phương pháp tự nhận biết rất hữu ích. Học viên tự nhận biết được vấn đề và tự quyết định có muốn tập trung vào việc khắc phục các nhược điểm này hay không.

4. Giáo viên hãy lắng nghe ... Xem thêm

Category: Phương pháp dạy & học | Views: 875 | Added by: dangthanhtam | Date: 03-08-09

Vì muốn giỏi tiếng Anh, bạn “cày” ngày đêm với các chồng sách cao ngất, đăng ký học các lớp học tại các trung tâm ngoại ngữ…nhưng kết quả cuối cùng bạn vẫn thấy nản chí vì học chẳng vào. Vậy đâu là lý do khiến bạn học tiếng Anh mãi mà chưa giỏi?
[img]http://globaledu.com.vn/ViewThumbnailImage.aspx?file=/Upload/images/KNHT/6resonsfornotstudyingEnglishwell.jpg&maxsize=200[/img]

1 . Bạn rất sợ khi phải nói tiếng Anh?
Một nhược điểm lớn nhất của người học là rất sợ mỗi khi phải nói tiếng Anh. Nên nhớ rằng nếu bạn không mắc lỗi có nghĩa là bạn không học được gì. Khi giao tiếp với người nước ngoài chắc chắn dù là người nói tiếng Anh rất khá vẫn có thể mắc những lỗi nhỏ. Điều quan trọng là bạn hãy “speak without fear” và biết cách “learn from mistakes” sau mỗi lần mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.

2. Chưa biết cách tạo ra cho mình một môi trường học tiếng Anh

Kinh nghiệm của những người học giỏi tiếng Anh là phải biết cách tạo cho mình một môi trường học tiếng Anh. Vậy môi trường học tiếng Anh là gì? đơn giản là một môi trường mà bạn có thể đọc, nghe tiếng Anh ở mọi lúc mọi nơi. Ví dụ bạn có thể học từ vựng bằng cách ghi từ ra các mẩu giấy và dán ở những nơi mà bạn hay nhìn thấy nhiều nhất. Khi đã học thuộc các từ này rồi bạn có thể thay bằng các từ mới khác. Khi đi ra ngoài bạn hãy chịu khó để ý tới những biển báo, tên công ty, biển quảng cáo…có ghi chú bằng tiếng Anh và suy ngẫm tại sao các cụm từ lại được ... Xem thêm

Category: Phương pháp dạy & học | Views: 810 | Date: 03-08-09

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TIẾNG ANH -THẦY ĐẶNG THANH TÂM- THPT CHU VĂN AN-AN GIANG
Address: Phu My Town- Phu Tan District- An Giang Province -Vietnam
All Rights Reserved

We welcome feedback and comments at E-mail: tamlinhtoanbao@gmail.com 
Best viewed in Spread Firefox Affiliate Button with at least a 1024 x 768 screen resolution.

  vé máy bay    Listening